Không né tránh những tồn tại, chính quyền tỉnh Hải Dương đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp nhằm thay đổi nhận thức và hành động. Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm nay là dịp để các cấp, ngành cùng doanh nghiệp, người lao động tập trung vào những hành động thiết thực nhất.
Năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Hùng đề ra thể hiện một cách tiếp cận đa chiều:
Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, hiệu quả của tuyên truyền cần được đo lường bằng sự thay đổi hành vi thực tế, chứ không chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu.
Ba là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm là yêu cầu cấp bách. Cần có cơ chế giám sát hiệu quả hơn, có thể kết hợp giám sát cộng đồng, phát huy vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Bốn là, yêu cầu doanh nghiệp "đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tiếp cận trách nhiệm xã hội vềan toàn, vệ sinh lao động" là hoàn toàn đúng đắn, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể đi kèm với chế tài nghiêm khắc.
Năm là, "nắm chắc tình hình tư tưởng của đoàn viên, người lao động, kịp thời tham mưu, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh". Gốc rễ của nhiều vấn đề tư tưởng lại xuất phát từ điều kiện làm việc, tiền lương, phúc lợi và sự an toàn, do đó, giải quyết tốt an toàn, vệ sinh lao động chính là góp phần ổn định tư tưởng người lao động.
Cùng với đó, tổ chức Công đoàn đóng vai trò cầu nối quan trọng. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh, khẳng định các cấp công đoàn sẽ tập trung tổ chức các chương trình như “Đối thoại tháng 5”, “Tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn, vệ sinh lao động”, “Cảm ơn người lao động”, phát triển đoàn viên, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và chăm lo cho người lao động gặp khó khăn.
Đặc biệt, hoạt động tôn vinh, khen thưởng công nhân tiêu biểu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đã tạo thêm động lực tinh thần mạnh mẽ. Dịp này, 50 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng, 2 tập thể và 3 cá nhân được Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) tặng giấy khen.

Triển khai đồng bộ các hoạt động hướng về người lao động
Không dừng ở các phong trào, các hoạt động hỗ trợ thiết thực cho người lao động cũng được triển khai đồng bộ. Trong khuôn khổ lễ phát động, 200 suất quà (mỗi suất trị giá 2 triệu đồng) đã được trao tặng cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ngân hàng BIDV Hải Dương hỗ trợ 100 triệu đồng, Bảo hiểm xã hội tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng 3 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho các công nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, Bệnh viện mắt quốc tế DND Hải Dương phối hợp khám, tư vấn mắt miễn phí cho công nhân lao động tham dự.
Những hoạt động ấy tuy không mới, nhưng phản ánh tinh thần “nói đi đôi với làm”, đảm bảo chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm nay “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc” không chỉ là khẩu hiệu.
Anh Vũ Văn Hợi – công nhân Công ty TNHH Long Hải – đại diện cho hơn 300.000 đoàn viên, người lao động trong tỉnh, khẳng định quyết tâm của công nhân trong thực hiện tốt kỷ luật lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh.
“Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm quy trình an toàn, vệ sinh lao động, tham gia tích cực các phong trào thi đua, học tập nâng cao trình độ, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,” anh Hợi chia sẻ.
Đây là tiếng nói thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và sự đồng hành của người lao động trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
2 tập thể và 3 cá nhân được Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) tặng giấy khen.
Với sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn, sự cam kết của doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm của mỗi người lao động, tin tưởng rằng công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Hải Dương sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nữa.
Đặc biệt, để biến “tháng hành động” thành “năm hành động”, đòi hỏi sự kiên trì, giám sát chặt chẽ, nâng cao chế tài xử lý vi phạm, và đặc biệt là lan tỏa tinh thần trách nhiệm trong từng dây chuyền sản xuất. Như khẳng định của đồng chí Nguyễn Minh Hùng: “Thúc đẩy sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hoạt động cụ thể về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là yêu cầu xuyên suốt, gắn chặt với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ.”